Nhổ răng sữa | Dịch vụ | Nha Khoa Nam Minh
Hỗ trợ trực tuyến
Lễ tân 0243.533.5046
Bs Nam 0976.657.237
Thống kê truy cập
Online: 2
Số lượt truy cập: 1203617

Dịch vụ   /  
Nhổ răng sữa

Khi nhổ răng trẻ em có một số điểm cần lưu ý sau:
- Miệng của trẻ nhỏ nên thao tác khó hơn.
- Xương trẻ em chứa nhiều chất hữu cơ hơn nên mềm và dễ gãy hơn người lớn.
- Xương non nên phần xương tủy lớn, nhiễm độc dễ lan tràn hơn.
Trước khi quyết định nhổ răng sữa, ta cần phải xem xét những yếu tố sau:
- Sự ăn khớp nhau của các răng.
- Sự tăng trưởng của các răng hàm, số chân răng.
- Độ mòn ngót của chân răng sữa.


1. Chỉ định nhổ răng sữa: 

          - Răng bị nhiễm trùng ở chân răng hoặc chẽ chân răng, nhổ để tránh gây thiểu sản men và abces xương ổ răng. 

          - Răng cản trở cho sự mọc răng vĩnh viễn. 

          - Răng bị tủy thối lâu ngày có thể tạo thành vùng nhiễm độc lan tràn xuống vùng mầm răng vĩnh viễn.  

          - Răng bị viêm cement cấp.  

2. chống chỉ định nhổ răng sữa:  

          - Trẻ đang bị viêm lợi cấp vincent hay các loại viêm cấp tương tự.  

          - Bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. ở những bệnh nhân này chỉ nhổ khi có sự chuẩn bị kỹ càng: có sự hội chẩn của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch và huyết học, truyền máu và dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.  

          - Khi trẻ đang bị thấp khớp cấp hay bệnh lý gan: cần cho trẻ dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.  

          - Khi trẻ đang bị bệnh truyền nhiễm (ví dụ như sởi) vì dễ xảy ra biến chứng do nhiễm độc ổ răng.  

          - Khi trẻ đang mang các khối u ác tính.  

          - Trong mùa sốt bại liệt cũng không nên nhổ cho trẻ.

           - Trẻ bị đái đường, nếu cần nhổ thì phải có ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa, cho trẻ chế độ ăn thích hợp, và kháng sinh trước sau nhổ.

 4. Biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng sữa:  

          Các biến chứng có thể xảy ra tương tự như ở nhổ răng người lớn, tuy nhiên có một số điểm lưu ý sau:

           - Trẻ em ít bị viêm ổ răng khô hơn.  

          - Có thể kẹp vỡ một phần rìa cắn của răng vĩnh viễn bên dưới do đưa kìm quá sâu xuống bên dưới.  

          - Nếu răng rơi vào thực quản thì coi như trẻ ăn phải xương, không nguy hiểm. Song nếu răng rơi vào khí quản thì phải cấp cứu ngay.  

          - Đôi khi nha sĩ là người đầu tiên phát hiện ra bệnh về máu khi trẻ bị chảy máu kéo dài sau nhổ răng lần đầu. Do đó nha sĩ cần phải thận trọng khi nhổ răng cho trẻ.  

Dong trung ha thao, khoi phuc du lieu, nhan sam, hong sam, sam han quoc - mua ban nha dat - mua ban bat dong san - cho thue nha dat - Bep gas - Bep gas am - bep gas duong - bep gas rinnai
Tu khoa lien quan: phu tung xe may - sua chua xe may> - bao duong xe may - sua chua xe tay ga - tam trang - gian nong - gian lanh - loc gio - dieu hoa o to - may lanh o to - loc lanh - loc gio - loc dau
Sieu thi phu nu, mua sam, me va be, thoi trang, my pham, phu kien thoi trang