Viêm tuyến nước bọt dị ứng ngày càng hay gặp với những thuốc kháng viêm chế phẩm của Phenylbutazone, sau khi dùng thuốc 3 - 5 ngày thì xuất hiện sưng tuyến mang 2 bên, ít đau, giảm dần sau khi ngưng thuốc. Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axít. Sưng xuất hiện trở lại khi dùng thuốc.
Viêm tuyến nước bọt dị ứng do iod là thể kinh điển, đặc biệt sau khi dùng chất cản quang có iod.
Viêm tuyến nước bọt dị ứng cũng có thể gặp do nitrofurantoin, chloramphenicol, oxytetracyclin, thiouracil, thicianate.
Viêm tuyến nước bọt do dị ứng thủy ngân với tăng tiết nước bọt xuất hiện khi điều trị giang mai, có thể là do nhiếm độc.
Viêm tuyến nước bọt do nấm thường chẩn đoán nhầm với phì đại tuyến nước bọt do dị ứng, chẩn đoán phân biệt dựa vào test dị ứng với kháng nguyên và điều trị thử với nấm.
Chẩn đoán dựa vào: chụp cản quang tuyến cho thấy tuyến cản quang đậm, không đồng dạng, đôi khi có giãn nang tuyến đa dạng. xét nghiệm thấy tăng bạch cầu ưa axit trong máu và trong nước bọt. Test trong da với kháng nguyên nghi ngờ giúp khẳng định chẩn đoán.
5.2. Viêm tuyến nước bọt trong bệnh tự miễn:
Viêm tuyến có thể xuất hiện đơn độc, nhưng thường thì kết hợp với bệnh tạo keo.
Viêm tuyến nước bọt thường xuất hiện trong Lupus ban đỏ rải rác, sau đó là đến xơ cứng bì, viêm da cơ, viêm quanh động mạch. Viêm tuyến nước bọt trong hội chứng Sjogren thì cũng gần giống với viêm tuyến nước bọt do bệnh tự miễn.
Lâm sàng:
Thường gặp ở nữ, tuổi 30 - 40.
Phì đại tuyến mang tai 2 bên vừa phải.
Toàn thân: sốt, đau khớp, giảm tiết nước bọt.
Chẩn đoán: dựa vào sinh thiết, thường sinh thiết tuyến nước bọt phụ ở môi. Sinh thiết ở những vị trí khác và những xét ngiệm đặc hiệu khác phụ thuộc vào loại tổ chức liên kết nghi ngờ. Đối với viêm da cơ và xơ cứng bì thường không tìm thấy kháng thể kháng nhân.
Phân tích thành phần nước bọt thấy gia tăng chỉ số Natri đến 20 - 30 mEq/l (bình thường thì chỉ số này là 7 mEq/l) và chỉ số Clo
Xét nghiệm máu thấy tăng chỉ số kháng nguyên HLA-DR.
Điều trị: phức tạp, chủ yếu là điều trị bệnh nguyên.
5.3. Hội chứng Sjogren (viêm tuyến nước bọt cả biểu mô):
Ngày nay người ta chẩn đoán hội chứng Sjogren khi có xuất hiện tam chứng: sừng hóa kết mạc khô, giảm tiết nước bọt, và một bệnh lý hệ thống (thường là viêm đa khớp dạng thấp).
Theo điều tra ở các nước phát triển thì tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1/ 200. Thường gặp ở nữ (nữ/ nam: 9/1). Hay gặp ở lứa tuổi 40 - 60, hiếm khi gặp ở trẻ em.
Về bệnh nguyên thì hội chứng Sjogren là một bệnh của tuyến ngoại tiết, do mất điều hòa hệ thống tự miễn của các tuyến ngoại tiết. Phá hủy tuyến có chứa những tế bào trung gian (Lymphocytaire). Hội chứng "khô" có thể xuất hiện đầu tiên và đơn độc với: khô nước mắt và khô miệng. Có thể kết hợp với những bệnh tự miễn khác (thường là viêm đa khớp dạng thấp). Bệnh tự miễn thường kết hợp là viêm đa khớp dạng thấp (15% trường hợp). Hội chứng Sjogren xuất hiện trong 30% bệnh nhân Lupus ban đỏ rải rác, 70% xơ gan mật nguyên phát. Nó cũng có thể gặp trong viêm đa cơ, viêm quanh động mạch, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm gan mạn hoạt động.