Phì đại tuyến mang tai hay phì đại cơ cắn thì điều trị vì mục đích thẩm mỹ là chủ yếu. Do đó, cần phải hỏi mục đích điều trị của bệnh nhân là gì? Bệnh nhân có thực sự muốn điều trị chỉ vì mục đích thẩm mỹ hay không? Nếu bệnh nhân thực sự muốn điều trị thì phẫu thuật là giải pháp được lựa chọn.
Việc phẫu thuật tuyến mang tai nhằm cắt bỏ thùy nông, và phải bảo tồn thần kinh VII. Tai biến và biến chứng đáng ngại là liệt mặt, dò nước bọt, và hội chứng vị mồ hôi. Liệt mặt có thể trách được nếu PTV có khả năng thực hiện phẫu tích thần kinh VII. Tuy nhiên hội chứng vị mồ hôi là khó tránh khỏi và thường làm bệnh nhân rất khó chịu khi mồ hôi chảy ròng ròng lúc ăn. Việc che đám rối thần kinh VII nhằm giảm thiểu hội chứng vị mồ hôi bằng cơ ức đòn chũm đã được nhiều người thực hiện, nhưng thực sự ít có giá trị về phương diện lý luận lẫn thực tế.
Tắt nước bọt làm căng vùng mổ cũng là một biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật cắt thùy nông đơn thuần. Để giải quyết tình trạng này, đôi khi phải dẫn lưu nước bọt vào đường trong miệng mới giải quyết được.
Với nhiều biến chứng có thể xảy ra như vậy, chỉ định phẫu thuật luôn luôn phải được cân nhắc và trao đổi kỹ với bệnh nhân. Ở đây, BS phẫu thuật sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu những tai biến và biến chứng.
Phì đại cơ cắn cũng có thể điều trị thành công và dễ dàng bằng kỹ thuật cắt cơ cắn và/ hoặc cắt góc hàm (nếu góc hàm phì đại). Tai biến và biến chứng của phẫu thuật này ít hơn nhiều so với phẫu thuật tuyến mang tai. Do đó nếu bệnh nhân có yêu cầu thì có thể chỉ đinh phẫu thuật
"
Thuật từ "bilateral parotid swelling" nghĩa là sưng tuyến mang tai hai bên, là từ chung chỉ hiện tượng thay đổi kích thước do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn phì đại (hypertrophy) là thuật từ bệnh học, do đó không nên nhầm lẫn với nhau.
Phì đại tuyến mang tai liên quan đến những yếu tố toàn thân như bệnh nhân HIV, rối loạn ăn uống thể cuồng ăn (bulimia) hay rối loạn nội tiết mà nhất là trên bệnh nhân tiểu đường. Tại Việt nam, phì đại tuyến mang tai trên lâm sàng gặp nhiều trên bệnh nhân tiểu đường type 2, nghiện rượu, còn liên quan HIV hay cuồng ăn thì chưa rõ"