|
|
|
triệu chứng khô miệng (oral dryness) là biểu hiện của sự giảm tiết của nước bọt. Nếu đó là cảm giác chủ quan thì gọi với thuật ngữ xerostomia (chứng khô miệng), ngược lại có biểu hiện khách quan của sự thay đổi chức năng tuyến về chất lượng và số lượng nước bọt được gọi là salivary gland dysfunction (thiểu năng TNB). Sự khác biệt giữa triệu chứng và sự giảm chức năng phải luôn dựa trên việc đánh giá bệnh lý của tuyến. Mặc dù thường thì chứng khô miệng (xerostomia) cho thấy có sự giảm tiết nhưng không phải khi nào cũng liên quan đến thiểu năng TNB. Và như vậy không kết luận là thiểu năng TNB với chỉ có triệu chứng khô miệng và do đó nếu không khô miệng thì cũng không khẳng định là chức năng tuyến nước bọt bình thường. Theo Kleinberg W.M, cảm giác khô miệng liên quan với sự giảm tiết ở mức dưới 3 μL/cm3/min. Các nguyên nhân gây ra chứng khô miệng Bệnh lý phát triển Bất sản tuyến nước bọt (Salivary gland aplasia) Mất nước / rối loạn chuyển hóa Thiếu cung cấp nước Chảy máu Nôn ói/ tiêu chảy Suy dinh dưỡng (biếng ăn, háu ăn) Biến chứng do điều trị Sử dụng thuốc Xạ trị ngoài vùng đầu mặc cổ và xạ trị nuclit (I131) Bệnh hệ thống Hội chứng Sjögren, nguyên phát hoặc thứ phát Bệnh lý u hạt (sarcoidosis, lao) Bệnh mảnh ghép chống lại ký chủ Xơ nang (Cystic fibrosis) Liệt Bell (Bell palsy) Tiểu đường (không kiểm soát) Nhiễm HIV Bệnh lý gan giai đoạn muộn U tuyến nước bọt Yếu tố tại chỗ Giảm nhai (Decrease mastication) Hút thuốc Thở miệng Về thuốc thì các báo cáo ghi nhận khoảng 500 loại thuốc có ảnh hưởng đến khô miệng: Sơ sơ có thể kể các loại sau đây Antihistamins Diphenhydramine Chlorpheniramine Decongestants Pseudoephedrine Thuốc chống trầm cảm (Antidepressants) Amitriptyline Thuốc chống loạn thần kinh (Antipsychotics) Phenothiazine derivatives Haloperidol Thuốc điều trị tăng huyết áp (Antihypertensives) Reserpine Methyldopa Chlorothiazide Furosemide Metoprolol Chặn kênh calci Anticholinergics Atropine Scopolamine Điều trị Điều trị bệnh nhân khô miệng có thể phân chia theo điều trị triệu chứng, phòng ngừa và trị bệnh. Điều trị triệu chứng là tập trung vào làm giảm bớt hoặc giảm đến mức tối thiểu sự khó chịu liên quan đến sự giảm tiết nước bọt. Thay đổi từ đơn giản như làm ướt và bôi trơn, đến việc sử dụng thuốc để kích thích sự bài tiết. Mục đích của điều trị phòng ngừa là hạn chế những hậu quả của tình trạng thiểu năng tuyến trên mô cứng và mô mềm trong miệng. Điều trị bệnh lý hướng đến những nguyên nhân cơ bản gây ra triệu chứng.
|